Khi mang thai, 5 vị trí trên cơ thể chuyển sang màu đen: Số 1 càng tối màu thai nhi càng khỏe
Do sự thay đổi hormone khi mang thai, một số bộ phận trên cơ thể phụ nữ sẽ chuyển sang tối màu hơn.
- Cuộc sống của tỷ phú Hoàng Kiều trong căn biệt phủ triệu đô ở Mỹ: View xa hoa đậm chất thượng lưu, thú vui làm thơ về mĩ nhân ở tuổi xế chiều
- Thủ khoa đại học sau 32 năm giờ sống khó khăn, làm bảo vệ lương 6,6tr/tháng nhưng không đổi việc
- 3 lần đậu trường đại học danh tiếng, cuộc sống của chàng trai này vẫn chỉ "thường thường bậc trung"
Đường đen ở giữa bụng
Một số phụ nữ khi mang thai sẽ xuất hiện một đường đen dài ở trên bụng nhưng không phải ai cũng gặp hiện tượng này. Thông thường, những người có làn da trắng ít có đường đen trên bụng khi mang thai vì cơ thể không tiết ra nhiều hắc sắc tố melanin. Trong khi đó, người da sẫm màu dễ bị đường đen dài trên bụng do cơ thể tiết quá nhiều melanin.
Thông thường, đường đen trên bụng này sẽ giảm đáng kể sau khi sinh nhưng nó cũng có thể không biến mất hoàn toàn.
Ngoài đường chỉ đen trên bụng, một số vết rạn màu đen, dày đặc cũng xuất hiện khi phụ nữ mang thai. Nhiều chị em lo lắng về việc chúng không biến mất sau sinh nhưng đó lại là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh.
Quầng vú thâm đen
Khi mang thai, cơ thể tăng tiết hormone và progesterone nên quầng vú có thể bị thâm do sắc tố. Hầu hết hiện tượng thâm đen này sẽ dần biến mất sau sinh.
Thâm đen vùng cổ và nách
Sự gia tăng hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH), estrogen và progesterone trong giai đoạn mang thai sẽ khiến bà bầu thấy cổ và nách chuyển sang màu đen.
Sau khi sinh em bé, các vết thâm sạm này cũng sẽ mờ dần.
Mặt thâm nám
Nhiều chị em gặp hiện tượng da nổi mùi, đóm nâu xuất hiện nhiều trên mặt trong thời kỳ mang thai. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường.
Loại đốm xuất hiện trên da trong lúc mang thai được gọi là "đốm nâu thai kỳ". Hầu hết chúng có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, do sự ự gia tăng số lượng các tế bào hắc tố trong cơ thể dưới tác động của các tia cực tím và nội tiết tố, nó có thể biến thành màu đen và dẫn tới tình trạng xuất hiện nhiều đóm đen, tàn nhàng trên da.
Nhiều trường hợp, tình trạng thâm nám da này sẽ dần biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, cũng có người không thể xóa mờ loại nám đen này.
Do đó, bà bầu không nên quá lo lắng về những vùng da chuyển sang màu đen trong quá trình mang thai. Đó là hiện tượng bình thường, không phải bệnh lý và có thể biến mất sau khi sinh. Ngoài ra, để bảo vệ làn da, chị em nên chú ý đến việc chống nắng khi ra đường hàng ngày và bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện sắc tố của cơ thể từ bên trong.
- Bố suốt ngày thủ thỉ với con trong bụng mẹ, bé gái chào đời khóc ré, nghe tiếng bố im bặt, hé mắt kiếm tìm
- 3 phụ kiện làm đẹp mẹ bầu phải hạn chế đeo trên người tránh rước họa vào thân, gây hại đến thai nhi
- 3 loại thực phẩm gây bất lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi, mẹ bầu chỉ ăn hạn chế
- Mẹ bầu sao con ra y vậy: 7 kiêng kỵ khi mang thai để bé khỏe mạnh, dễ nuôi