RSS

Bố suốt ngày thủ thỉ với con trong bụng mẹ, bé gái chào đời khóc ré, nghe tiếng bố im bặt, hé mắt kiếm tìm

23:39 27/09/2023

Mỗi em bé đều là kết tinh của tình yêu thương của cha và mẹ

Khi bé còn trong bụng mẹ, các bố được khuyến khích trò chuyện với thai nhi. Bằng cách này, khi sinh ra, bé sẽ ghi nhớ giọng nói của bố mẹ, và bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nghe những thứ quen thuôc.

hình ảnh

Cửa phòng sinh đã mở, công chúa giá đáo (Ảnh 163)

Mới đây, một ông bố đã chia sẻ về khoảnh khắc lần đầu gặp con, với niềm tự hào vô bờ về vai trò làm cha của mình. Khi cửa mở, nữ hộ lý đã đẩy chiếc nôi có em bé mới chào đời. Dĩ nhiên là cô gái nhỏ khóc không ngừng khi đang ở trong bụng mẹ tự dưng lại bị đem ra ngoài.

hình ảnh

Đây là đâu mà sáng thế này (Ảnh 163)

Lúc này, người cha lần đầu tiên gặp con gái đã đến và nói với con gái: “Con ơi, bố ở đây, con đừng khóc, đừng sợ”. Điều mà mọi người không ngờ là đứa bé đột nhiên trở nên trầm lặng, nín khóc ngay lập tức. Em bé sau khi nín khóc đã hé một mắt ra nhìn xung quanh, dường như đang tìm kiếm bóng dáng của cha mình, dường như giọng nói đó hẳn là rất quen thuộc.

Đoạn clip đã thu hút sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Ông bố cho biết trước khi con chào đời, mỗi ngày anh đều dành ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ để trò chuyện với thai nhi trong bụng mẹ, thậm chí là kể chuyện cho con nghe. Vì vậy nên sau khi em bé đến với thế giới này sẽ cảm nhận được tiếng nói của cha mình, cảm thấy được che chở và không khóc nữa, đây là một điều kỳ diệu.

hình ảnh

Ơ tiếng ai vang ngoài đó (Ảnh QQ)

Cư dân mạng hết lời ngợi khen sự đáng yêu của bé gái và ông bố tâm lý. Thông thường, trẻ sơ sinh gắn bó với mẹ bởi vì con đã ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, đã quen với nhịp tim và hơi thở của mẹ. Một số nhà nghiên cứu cho biết, em bé sơ sinh tìm thấy sự thoải mái quen thuộc đó ngay từ đầu.

Những người cha có thể ganh tỵ tị với sự thân thiết tức thời đó, nhưng không cần thiết. Nghiên cứu đã xác định rõ ràng rằng trẻ sơ sinh có thể nghe thấy từ bên trong bụng mẹ và thực sự phản ứng với âm thanh mà chúng nghe thấy. Người cha có cơ hội rất đặc biệt để phát triển mối quan hệ đặc biệt với con của họ giống như những người mẹ, chỉ đơn giản bằng cách dành một ít thời gian mỗi ngày để nói chuyện với em bé khi còn trong bụng mẹ. Điều này không chỉ củng cố mối quan hệ cha con ngày từ đầu, mà còn giúp bố cảm thấy gần gũi và gắn bó hơn với em bé.

hình ảnh

Có phải ông bô không nhỉ? (Ảnh 163)

Theo một số nghiên cứu, những em bé có bố mẹ tham gia tích cực vào giao tiếp trước khi sinh có sự phát triển cao hơn trong một số lĩnh vực, bao gồm các kỹ năng vận động cũng như điểm APGAR cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trò chuyện với em bé trước khi sinh liên tục mang lại nhiều lợi ích khác sau sinh, như trẻ ít đau bụng hơn, ít quấy khóc hơn, ngủ ngon hơn và sáng tạo hơn.

hình ảnh

Mở mắt ra xem có phải bố của mình không (Ảnh 163)

Thực tế đã chứng minh rằng em bé trong bụng mẹ sẽ bình tĩnh hơn khi nghe lặp đi lặp lại những âm thanh giống nhau. Đọc truyện hoặc chơi một bản nhạc cho thai nhi nghe có thể giúp kích thích nhận thức tương tự, đồng thời có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn sau khi trẻ chào đời bằng cách đọc cùng một câu chuyện hoặc chơi cùng một bản nhạc mà trẻ sơ sinh đã nghe, từ trong bụng mẹ.

hình ảnh

Ảnh QQ

Nghiên cứu về giao tiếp trước khi sinh vẫn đang được tiến hành tại thời điểm này, nhưng có đủ độ tin cậy để làm cho nó đáng để thử. Cả bố và mẹ nên nói chuyện với em bé trong bụng mẹ. Bất kể lợi ích nhận thức cuối cùng đối với thai nhi là gì, trải nghiệm gắn kết sẽ tốt cho cả hai vợ chồng. Nếu có trẻ lớn hơn ở nhà, nó cũng có thể giúp anh chị gắn kết với em bé hơn Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khi một số thai nhi phản ứng với âm thanh ngay từ tuần thứ 24, hầu hết trẻ bắt đầu phản ứng với tiếng ồn bên ngoài trong khoảng thời gian từ 26 đến 30 tuần. Giọng nói của bố mẹ có tác dụng xoa dịu nhất đối với thai nhi. Một nghiên cứu cho thấy thai nhi phản ứng với giọng nói của mẹ bằng cách chuyển động chậm lại, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy nhịp tim của thai nhi và trẻ sơ sinh giảm khi mẹ nói - một dấu hiệu có thể có của sự thư giãn và thoải mái.

hình ảnh

Vẫn là con 1 tuần sau đang bàn đại sự với bố đây (Ảnh 163)

Với các ông bố, trò chuyện và hát cho em bé trong bụng mẹ có thể là một cách đáng yêu, để bắt đầu xây dựng mối quan hệ với thai nhi. Nếu các bố cảm thấy ngại ngùng và chưa quen thì cũng đừng lo. Khi còn trong bụng mẹ, em bé sẽ nghe và cảm nhận được sự rung động của giọng nói mỗi khi bố mẹ nói chuyện với bất kỳ ai. Chúng sẽ học cách nhận biết và được an ủi bởi giọng nói của bố mẹ vào thời điểm chúng được sinh ra, ngay cả khi không nói chuyện trực tiếp với chúng. Sự công nhận này sẽ giúp em bé gắn kết với bố mẹ trong nhiều năm tới. Bố phải cố gắng hơn một chút để được lắng nghe. Và mặc dù em bé vẫn chưa hiểu những gì đang được nói, nhưng thật tuyệt khi biết rằng ít nhất trong tam cá nguyệt thứ ba, bé đã lắng nghe và biết một chút về gia đình của mình.