RSS

Rối loạп ρɦáɫ ɫriểп ở ɫrẻ eɱ - vấп đề cầп được các bậc cɦɑ ɱẹ lưu ɫâɱ

10:27 03/04/2022

Rối loạп ρɦáɫ ɫriểп ở ɫrẻ eɱ là ɱộɫ ɫɦuậɫ пgữ cɦỉ ɱộɫ ρɦạɱ vi kɦá rộпg về các vấп đề liêп quɑп đếп quá ɫrìпɦ ρɦáɫ ɫriểп ở ɫrẻ.

1. Rối loạn phát triển ở trẻ em là gì

Rối loạn phát triển ở trẻ em là các vấn đề thuộc một số loại ảnh hưởng đến các mốc phát triển chức năng đang diễn ra. Các hạng mục quan trọng này bao gồm kỹ năng ngôn ngữ , phát triển nhận thức (tư duy và học tập), phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc, kỹ năng vận động thô và tinh.

Hầu hết các vấn đề này đều đan xen, kết hợp một số loại cột mốc phát triển hoặc các vấn đề trong một hội chứng nào đó.

Các nguyên nhân gây ra sự rối loạn phát triển ở trẻ em rất đa dạng, nhưng phổ biến bao gồm:

  • Trẻ bị ảnh hưởng của rối loạn di truyền.
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi chậm phát triển trí tuệ, tổn thương thần kinh, rối loạn tự kỷ, các bệnh về thoái hóa.
  • Trẻ bị thiếu thốn về mặt xã hội hoặc môi trường, bị khiếm khuyết hoặc nhiều nguyên nhân khác.

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý (có thể điều trị) không được phát hiện, chẳng hạn như suy dinh dưỡng , suy giáp bẩm sinh, có thể có các triệu chứng chậm phát triển.

Một số vấn đề về rối loạn phát triển ở trẻ em có thể được điều chỉnh hoặc cải thiện bằng cách giải quyết các nguyên nhân như thị lực kém, điếc và các yếu tố môi trường.

Sự rối loạn phát triển không do các nguyên nhân có thể điều trị, thường sẽ kéo dài liên tục, dai dẳng và không tự biến mất. Vì vậy khi bạn nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường về phát triển, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế cho trẻ càng sớm càng tốt.

Bạn hãy gọ cấp cứu nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ bị khó thở nghiêm trọng, kết hợp với môi nhợt nhạt hoặc xanh tái.
  • Trẻ bị mất ý thức dù chỉ trong thời gian ngắn.
  • Trẻ bị nôn mửa nghiêm trọng hoặc liên tục.
  • Trẻ có nhịp tim nhanh.
  • Trẻ lớn có nguy cơ làm tổn thương bản thân và người khác.
  • Trẻ bị lạm dụng hoặc bỏ bê.

Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời nếu trẻ có các biểu hiện:

  • Trẻ giao tiếp bằng mắt kém.
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên.
  • Trẻ không trả lời người khác.
  • Trẻ có vẻ tự cô lập mình.
  • Trẻ bị ám ảnh bởi những hành động lặp đi lặp lại.
  • Trẻ không đi lại hoặc nói chuyện trong một khung thời gian hợp lý.
  • Trẻ dường như không nghe hoặc nhìn theo cách thông thường.
  • Trẻ có những hành vi quá khích. 
Trẻ ngồi ôm đầu gối một mình
Rối loạn phát triển ở trẻ em là các vấn đề thuộc một số loại ảnh hưởng đến các mốc phát triển chức năng đang diễn ra. Nguồn ảnh: The Conversation 

2. Những biểu hiện có thể đi kèm với các triệu chứng rối loạn phát triển ở trẻ em

Những vấn đề liên quan đến sự rối loạn phát triển ở trẻ em là duy nhất trong bất kỳ chẩn đoán hoặc rối loạn đơn lẻ nào. Điều này có nghĩa là sự rối loạn sẽ thể hiện khác nhau ở mỗi trẻ, và sự rối loạn có thể liên quan đến nhiều hệ thống trong cơ thể.

Ngoài ra, nhiều dạng rối loạn phát triển – đặc biệt là khuyết tật về học tập – bao gồm tất cả các loại và cột mốc phát triển, cho dù là xã hội, ngôn ngữ, vận động thô hay khả năng nhận thức.

Điều này có thể khiến chúng ta không thể phân loại các triệu chứng của hầu hết các vấn đề phát triển xuất hiện ở một hệ thống cơ thể, hoặc trong một danh mục các mốc phát triển của một cá thể.

Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các triệu chứng theo một số phân loại chính của các vấn đề trong quá trình phát triển.

2.1. Triệu chứng liên quan đến kỹ năng xã hội có thể xuất hiện cùng với rối loạn phát triển ở trẻ em

Ví dụ điển hình nhất về các triệu chứng liên quan đến kỹ năng xã hội có thể xuất hiện cùng với rối loạn phát triển ở trẻ em đó là ba dạng: rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và rối loạn chống đối.

Triệu chứng chính của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) gồm:

  • Trẻ khó tập trung chú ý.
  • Trẻ rất bốc đồng, thường hành động hay nói năng mà không suy nghĩ trước.
  • Trẻ không có khả năng ngồi yên hoặc giữ yên lặng.

Triệu chứng chính của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) gồm:

  • Trẻ ít cười, ngay cả khi còn rất nhỏ.
  • Trẻ bị ám ảnh xếp các đồ vật, đồ chơi theo hàng (khi còn nhỏ).
  • Trẻ không biết cách sử dụng đồ chơi nhưng có thể gắn bó với một đồ vật nào đó, (khi còn nhỏ).
  • Trẻ không phản ứng, phản hồi khi được gọi tên (khi còn nhỏ).
  • Trẻ giao tiếp bằng mắt kém (khi còn nhỏ).
  • Trẻ có hành vi lặp đi lặp lại (khi đã lớn hơn).
  • Trẻ không có khả năng tìm ra cách thích hợp để diễn tả sự thất vọng (khi đã lớn hơn).
  • Trẻ có những cơn bùng nổ ngoài tầm kiểm soát của bản thân, dù đang ở môi trường nào (khi đã lớn hơn).
  • Trẻ không thích ôm ấp hay người khác thể hiện tình cảm với mình.
  • Trẻ có vẻ thờ ơ với người khác.
  • Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ một cách đáng kể.

Rối loạn chống đối và các dạng rối loạn khác tương tự, bao gồm các triệu chứng về cảm xúc và hành vi như:

  • Trẻ thường bất chấp và không vâng lời theo một khuôn mẫu nhất quán.
  • Trẻ liên tục đổ lỗi hoặc tức giận.
  • Trẻ cố ý làm phiền người khác.
  • Trẻ có hành vi gây rối.
  • Trẻ thường xuyên mất bình tĩnh.
  • Trẻ có hành vi thù địch, cay độc. 
Trẻ tô màu
Trẻ thường bất chấp và không vâng lời theo một khuôn mẫu nhất quán. Nguồn ảnh: Medium 

2.2. Các triệu chứng về kỹ năng ngôn ngữ có thể xuất hiện cùng với rối loạn phát triển ở trẻ em

Sự rối loạn phát triển ở trẻ em có thể bao gồm cả các vấn đề về kỹ năng ngôn ngữ như:

  • Trẻ mắc chứng mất phối hợp động tác: não không thể tạo ra và cung cấp chỉ dẫn cử động chính xác cho cơ thể, bao gồm việc khó phối hợp với cử động môi, hàm, lưỡi, gây ảnh hưởng đến lời nói.
  • Trẻ mắc chứng khó đọc.
  • Trẻ thiếu tiếng nói bập bẹ hoặc các mốc giao tiếp khác của giai đoạn sơ sinh.
  • Trẻ chậm hoặc không phản ứng đối với tên gọi.
  • Trẻ chậm biết sử dụng từ và câu.
  • Trẻ bị nói lắp.

2.3. Các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến rối loạn phát triển ở trẻ em, có thể đe dọa tính mạng trẻ

Trong một số trường hợp, các vấn đề liên quan đến rối loạn phát triển ở trẻ em có thể là triệu chứng của một tình trạng đe dọa tính mạng trẻ và cần được can thiệp ngay, đó là:

  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ bị khó thở nghiêm trọng, kết hợp với môi nhợt nhạt hoặc xanh tái.
  • Trẻ bị mất ý thức dù chỉ trong thời gian ngắn.
  • Trẻ bị nôn mửa nghiêm trọng hoặc liên tục.
  • Trẻ có nhịp tim nhanh.
  • Trẻ lớn có nguy cơ làm tổn thương bản thân và người khác.
  • Trẻ bị lạm dụng hoặc bỏ bê.

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn phát triển ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra rối loạn phát triển ở trẻ em bao gồm cả vô căn và đã được xác định. Hầu hết chúng đều do suy giảm chức năng thần kinh. Di truyền là một yếu tố có thể gây ra rối loạn phát triển ở trẻ em, và một số nguyên nhân khác đã được xác định. Chúng bao gồm:

3.1. Nguyên nhân bên ngoài gây rối loạn phát triển ở trẻ em

Rối loạn phát triển ở trẻ em có thể do các nguyên nhân bên ngoài gây ra, bao gồm:

  • Trẻ bị chấn thương khi sinh, hoặc nhẹ cân, sinh non .
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc điều trị ung thư hay các bệnh nghiêm trọng khác.
  • Trẻ bị tổn thương từ khi còn trong bụng mẹ hay sau khi sinh ra.
  • Trẻ bị ảnh hưởng do mẹ uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị ảnh hưởng do mẹ tiếp xúc với các chất độc hại khi mang thai.

3.2. Sự tổn thương hệ thần kinh gây rối loạn phát triển ở trẻ em

Sự rối loạn phát triển ở trẻ em cũng có thể do hệ thần kinh bị tổn thương gây ra, bao gồm:

  • Trẻ bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Trẻ bị mắc các loại bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, động kinh,…
  • Trẻ bị tình trạng sai lệch sinh học thần kinh trong cấu trúc hoặc chức năng não.
  • Trẻ bị mất thần kinh thính giác hoặc rối loạn xử lý thính giác.
  • Trẻ sinh non 
Em bé được bác sỹ kiểm tra
Trẻ bị chấn thương khi sinh, hoặc nhẹ cân, sinh non cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn phát triển. Nguồn ảnh: Hip and Knee Surgeon 

3.3. Các nguyên nhân khác gây rối loạn phát triển ở trẻ em

Những nguyên nhân khác có thể gây ra rối loạn phát triển ở trẻ bao gồm:

  • Chứng tự kỷ.
  • Chứng bại não.
  • Rối loạn thoái hóa.
  • Hội chứng Down hay hội chứng X.
  • Rối loạn co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Rối loạn chuyển hóa.
  • Chứng loạn dưỡng cơ (rối loạn di truyền gây mất dần mô cơ và yếu cơ).
  • Chấn thương sọ não.

4. Những câu hỏi giúp cung cấp thông tin cho bác sĩ để chẩn đoán mức độ rối loạn phát triển ở trẻ

Một số câu hỏi dưới đây có thể giúp cung cấp thông tin cho bác sĩ của trẻ để giúp họ chẩn đoán mức độ rối loạn phát triển ở trẻ:

  • Bạn cảm thấy trẻ có vấn đề về phát triển bao nhiêu lâu rồi?
  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường ở trẻ là khi nào?
  • Trẻ có gặp khó khăn khi đi bộ hay sử dụng tay không?
  • Trẻ có bị co giật không?
  • Bạn có nghĩ trẻ gặp khó khăn đối với việc nghe, nhìn?
  • Trẻ có gặp rắc rối trong môi trường xã hội hoặc các mối quan hệ không?
  • Có bất kỳ hành vi nào của trẻ khiến bạn lo lắng không?
  • Trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác không?
  • Trẻ có uống thuốc gì không? 
Mẹ và bé
Nếu bạn cảm thấy trẻ có vấn đề về phát triển hãy cung cấp thông tin này cho bác sỹ. Nguồn ảnh: neuro-psychology.eu 

Rối loạn phát triển ở trẻ em có thể do các bệnh hoặc hội chứng nghiêm trọng gây ra, nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng và tổn thương vĩnh viễn ở trẻ. Điều này bao gồm việc trẻ có khả năng tăng tốc độ bị khuyết tật, các vấn đề về học tập, nhận thức, hành vi hay hòa nhập xã hội khi trẻ lớn dần. Vì vậy, bạn cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ để có thể nhận ra bất kì biểu hiện bất thường so với các mốc phát triển thông thường theo độ tuổi của trẻ. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc điều trị cũng như khả năng hòa nhập cuộc sống sau này của trẻ.