Đau lưng 3 tháng giữa, đau bụng 3 tháng cuối: Dấu hiệu thai nhi đang phát triển rất tốt
Có một số cơn đau trong thai kỳ sẽ khiến mẹ khó chịu vô cùng, nhưng thực tế đó là "cách" thai nhi muốn thông báo với mẹ về tình trạng sức khỏe của con.
Bên cạnh niềm hạnh phúc sắp được lên chức, người mẹ mang thai còn trải qua rất nhiều triệu chứng thai kỳ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu thai kỳ thường bị chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, ... Ở giai đoạn cuối thai kỳ, những cơn đau lưng, mất ngủ, lo lắng, đau xương chậu,... sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Tùy theo thể trạng của từng người, có mẹ sẽ cảm nhận rất nhẹ nhàng nhưng cũng có mẹ phải vật vã đau đớn suốt 9 tháng bầu bí.
Thêm nữa, một số mẹ bầu sẽ cảm thất một số bộ phận trên cơ thể bị đau âm ỉ, thực tế, mẹ không nên vội buồn. Bởi vì đó là tín hiệu thai nhi cho mẹ biết con vẫn đang khỏe mạnh, phát triển tốt trong bụng đó mẹ ơi.
1. Đau bụng trong ba tháng đầu
Chỉ vài ngày sau khi cấn bầu, một số mẹ sẽ cảm thấy hơi đau bụng và âm đạo sẽ xuất hiện một ít máu. Dấu hiệu này khiến mẹ lo lắng, hoài nghi về tình trạng cảnh báo sẩy thai.Theo bác sĩ, lần đau bụng này và có một ít máu cho thấy sau khi tinh trùng và trứng được kết hợp, vị trí thai làm tổ được xác định, nơi mà nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi có thế hấp thụ dinh dưỡng. Trong quá trình làm tổ xảy ra sự va chạm gây đau đớn và chảy máu. Nếu xảy ra, các mẹ đừng quá lo lắng vì chứng tỏ thai nhi đang phát triển rất tốt.
2. Có một cơn đau lưng trong 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh nhất của thai nhi. Trọng lượng thai nhi càng tăng, chiếc bụng cũng trở nên to hơn tạo gánh nặng cho phần eo và đùi. 2 bộ phận này chịu sức nâng cho tử cung nên dễ khiến bà bầu có cảm giác bị đau lưng hoặc đau chân. Đây cũng là tình trạng thường gặp ở những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, em bé đang phát triển rất tốt trong bụng. Thế nên, mặc dù chịu đau một chút nhưng mẹ nên mừng vì điều đó.
3. Đau bụng trong 3 tháng cuối
Bước sang 3 tháng cuối, cơ thể người mẹ bắt đầu trải qua rất nhiều sự thay đổi để chuẩn bị cho sự chào đời của đứa bé. Các khớp xương dần trở nên lỏng lẻo, ít ổn định khiến mẹ bầu đau nhiều ở một số bộ phận trên cơ thể.
Một trong những triệu chứng gặp phải là cơn đau xương mu, sau đó là vùng xương chậu từ từ giãn nỡ để tạo điều kiện cho em bé ra khỏi bụng mẹ. Vào những tháng cuối, thai nhi dần dịch chuyển xuyến âm đạo tạo áp lực lên vùng xương mua. Trong quá trình mở rộng xương chậu, những cơn đau là điều chắc phải có. Thậm chí nhiều mẹ còn không thể chịu đựng nỗi, nhưng nếu nó càng đau bây giờ chứng tỏ sau này mẹ sinh nở càng trơn tru.
Trên đây là những cơn đau rất thường gặp trong thai kỳ, mẹ bầu không phải lo lắng vì nó là một tín hiệu tốt cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu những cơn đau trở nên trầm trọng hoặc kéo dài, mẹ bầu phải nên đến viện kiểm tra.
Link nguồn: https://www.webtretho.com/f/day-con-lon-khon/dau-lung-3-thang-giua-dau-bung-3-thang-cuoi-dau-hieu-thai-nhi-dang-phat-trien-rat-tot-2842894
- Bố suốt ngày thủ thỉ với con trong bụng mẹ, bé gái chào đời khóc ré, nghe tiếng bố im bặt, hé mắt kiếm tìm
- 3 phụ kiện làm đẹp mẹ bầu phải hạn chế đeo trên người tránh rước họa vào thân, gây hại đến thai nhi
- 3 loại thực phẩm gây bất lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi, mẹ bầu chỉ ăn hạn chế
- Mẹ bầu sao con ra y vậy: 7 kiêng kỵ khi mang thai để bé khỏe mạnh, dễ nuôi