RSS

11 Dấu Hiệu Cảпɦ Báo Tɦɑi Yếu, Cɦậɱ Pɦáɫ Triểп: Mẹ Bầu Cầп Hếɫ Sức Lưu Ý

20:12 23/04/2022

Điểm danh dấu hiệu thai yếu điển hình

1. Ra máu bất thường

Thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tình trạng ra máu bất thường có thể cảnh báo thai yếu, động thai hay thậm chí báo hiệu sảy thai. Lúc này mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Nếu lượng máu ra quá nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm, dù thế nào thì thai phụ nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám chính xác tình trạng và xử lý tốt nhất.

2. Tiết dịch âm đạo nhiều

Dịch tiết âm đạo trong suốt thai kỳ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu chúng có mùi khó chịu, kèm máu hoặc đau rát thì rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc cảnh báo thai yếu. Tốt nhất nên điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Ngứa toàn thân

Có đến 40% mẹ bầu bị ngứa, thông thường tình trạng này lành tính không ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và thai nhi và sẽ biến mất sau sinh. Nhưng nếu ngứa kèm 1 số triệu chứng như vàng da, phát ban, sốt, có tổn thương ngoài da (như chàm, vẩy nến…), ngứa kèm nóng rát âm đạo,… thì mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ sớm vì nó có thể là biểu hiện của 1 số bệnh.

4. Sốt cao

Tình trạng sốt cao ở mẹ bầu vô cùng nguy hiểm bởi chúng có thể là dấu hiệu “tố cáo” nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi. Đồng thời thân nhiệt tăng cao do sốt dễ gây các cơn co tử cung và gây sẩy thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận.

Mẹ bầu sốt cao vô cùng nguy hiểm

5. Cử động thai nhi bất thường

Sau khoảng tuần 28, nếu em bé của bạn đang cử động bình thường bỗng ít đạp, ít hoạt động có thể do bé đang ngủ hoặc mất nước. Trường hợp khác có thể là vấn đề từ dây rốn khiến bé gặp tổn thương nên mẹ bầu nên cẩn trọng.

6. Mất cảm giác căng tức ngực hoặc ra sữa non sớm bất thường

Thông thường khi mang thai phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố dẫn đến tăng lưu lượng máu làm cho vú bị căng cứng, sưng đau. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu núm vú của mẹ lớn dần lên, chuyển màu nâu sẫm. Nếu mẹ bầu ít cảm nhận điều này hoặc bỗng dưng mất cảm giác căng cứng ở thời gian đầu thì nên lưu ý. Đồng thời, tình trạng ra sữa non quá sớm kèm biểu hiện lạ có thể là dấu hiệu thai yếu mà nhiều người không biết.

7. Mẹ bầu đi tiểu quá ít

Khi em bé ngày càng phát triển sẽ chèn lên bàng quang khiến mẹ luôn cảm thấy căng cứng và liên tục buồn đi tiểu. Nếu mẹ bầu ngồi cả ngày mà không đi tiểu hoặc đi quá ít cũng không nên chủ quan bởi chúng có thể là dấu hiệu bất thường, nhắc nhở bạn về sức khỏe của thai nhi đấy!

8. Tăng cân ít hoặc quá nhanh

Sự bất thường trong mức độ tăng cân của mẹ bầu cũng phản ánh những vấn đề nhất định, cụ thể tăng cân chậm có thể thai nhi suy dinh dưỡng và nếu tăng cân nhanh cần cảnh giác trước nguy cơ tiền sản giật. Thai phụ cần đặc biệt theo dõi và lưu ý vấn đề này.

9. Đau đầu dữ dội

Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bạn liên tục gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội thì có thể là cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật do huyết áp quá cao. Chúng vô cùng nguy hiểm bởi không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn làm gia tăng nguy cơ suy thai, sinh non,… Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị đau đầu dữ dội cần cẩn trọng

10. Dấu hiệu khác

Bên cạnh những dấu hiệu thai yếu kể trên thì phụ nữ mang thai cần lưu ý một số triệu chứng biểu hiện khác như: tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu, mất triệu chứng và không còn cảm giác mang thai,… Dù bất cứ thay đổi nào bất thường trên cơ thể bạn đều nên lưu ý để thăm khám và phát hiện vấn đề, từ đó xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

Mẹ bầu cần chú ý gì khi thai yếu và dưỡng thai khỏe mạnh

Khi thấy những dấu hiệu bất thường trên, thăm khám và xác định thai yếu thì mẹ bầu cần:

  • Nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức hay vận động mạnh.
  • Không thức khuya
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Tránh quan hệ vợ chồng nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
  • Không ăn các loại đồ tái sống, lên men hay đồ ăn dễ gây co bóp tử cung, ngộ độc,…
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
  • Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.

Đồng thời, để dưỡng thai khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng. Dưới đây là gợi ý cho bà bầu:

Bà bầu nên bổ sung dưỡng chất đầy đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Sắt: Là thành phần quan trọng của máu, giúp cung cấp đến mẹ bầu và vận chuyển oxy cho thai nhi. Chúng là một trong những thành phần của hệ miễn dịch. Chính vì vậy thiếu sắt có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, làm thai suy yếu, thậm chí dẫn đến sảy thai hay thai lưu,…
  • Acid Folic: Cần bổ sung để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, đảm bảo sự phát triển của thai nhi được khỏe mạnh.
  • Canxi: Vô cùng quan trọng với hệ xương khớp của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ.
  • Omega 3: Với DHA và EPA giúp thai nhi phát triển trí não vượt trội.
  • Vitamin A, B1, B6, B12, E, C, K,… cùng khoáng chất như Magie, kẽm, đồng, kali,… đều cần thiết, quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi mà mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ.

Việc nhận biết sớm dấu hiệu thai yếu giúp bác sĩ can thiệp kịp thời, mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hay bổ sung dưỡng chất đầy đủ để em bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Đây là vấn đề mà nhất định thai phụ nên lưu ý!

 Nguồn: https://preiq.vn/11-dau-hieu-thai-yeu-canh-bao-me-bau-can-het-suc-luu-y/