RSS

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ

09:59 20/06/2023

Beaver Creek là một trong những cộng đồng dân cư hẻo lánh nhất trên thế giới, cách thị trấn gần nhất gần 550km.

Sinead Meader đang định cư ở Beaver Creek, một thị trấn nhỏ bang Yukon, Canada, gần biên giới với Alaska (Mỹ). Theo Daily Mail, cô đang có cuộc sống tại một trong những vùng dân cư hẻo lánh nhất thế giới.

Theo đó, cộng đồng với dân số chỉ 90 người này cách thị trấn gần nhất Whitehorse gần 550km. Việc thiếu vắng một siêu thị địa phương cũng đồng nghĩa với việc cô phải di chuyển quãng đường dài từng đó cả đi và về trong mỗi lần đi chợ.

Sinead cho biết, một chiều đi như vậy mất tới 5 tiếng đồng hồ đi xe và cô phải tích trữ rất nhiều lương thực cũng như nhu yếu phẩm. Do quãng đường xa xôi, mỗi chuyến đi mua sắm cách nhau từ 6 - 8 tuần.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 1.

Khoảng cách từ Beaver Creek đến Whitehorse trên bản đồ.

Điều làm mọi thứ khó khăn hơn gấp bội là quãng đường đó vô cùng trắc trở, nhất là vào mùa đông. Yukon là một vùng rất lạnh giá và bị bao phủ bởi băng tuyết nhiều tháng trong năm. Có những thời điểm nhiệt độ xuống dưới -20 độ C, kèm bão tuyết và hiện tượng "whiteout". Hơn nữa, vì vị trí gần Bắc cực, mùa đông có ngày rất ngắn với chỉ 5 giờ được mặt trời chiếu sáng - vừa đủ cho một chiều đi từ Beaver Creek đến Whitehorse.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 2.

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, quãng đường di chuyển vô cùng nguy hiểm. Chưa kể, điện thoại cũng không có sóng và tầm nhìn đặc biệt hạn chế.

Chưa kể, đường đi rất nguy hiểm kể cả vào ban ngày do tầm nhìn hạn chế. Đôi khi, động vật hoang dã có thể băng qua đường. Tốc độ trên một số đoạn chỉ đạt khoảng 50km/h, và quan trọng nhất là suốt hành trình không hề có sóng điện thoại!

Để đảm bảo an toàn, Sinead và nửa kia phải nghỉ lại qua đêm ở Whitehorse. Việc đó khiến chi phí cho mỗi lần mua sắm độn lên khá nhiều, từ 400 đến 1000 đô Canada (từ 7 triệu đến gần 18 triệu đồng). Chi phí này bao gồm tiền nhu yếu phẩm cho hàng tháng trời, tiền xăng di chuyển quãng đường 2 chiều hơn 1000km và tiền khách sạn.

Chia sẻ về chuyến đi chợ 2 ngày của mình, cô nói: " Nó giống như một kỳ nghỉ ngắn vậy ".

Bản thân việc chọn mua thực phẩm cũng là một thử thách. Do khó khăn địa lý, cửa hàng tiện lợi duy nhất ở Beaver Creek chỉ có vài loại thực phẩm và đồ gia dụng, hơn nữa chúng cũng rất đắt đỏ.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 3.

Cửa hàng tiện lợi địa phương được để dành cho những tình huống cấp bách vì giá cả siêu đắt đỏ.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 4.

Sinead phải tích trữ rất nhiều đồ ăn sẵn và đông lạnh để giữ được lâu. Chữ trên ảnh: Cuộc sống ở nơi bị cô lập: Mua đồ tạp hóa hết 550 CAD (hơn 10 triệu đồng).

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 5.

Do là người ăn chay trường, cô cho biết mình cần rất nhiều rau củ - thứ dặc biệt hiếm có, khó tìm tại xứ lạnh. Đồ tươi thì lại càng là một mong ước xa xỉ.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 6.

Thời tiết mùa đông vô cùng lạnh giá, thường xuyên xuống dưới -20 độ C.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 7.

Băng tuyết phủ kín thị trấn.

Với dân số chưa đến 100 người và vị trí đặc biệt hẻo lánh, cuộc sống ở Beaver Creek có thể miêu tả là khá thiếu thốn. Thị trấn chỉ có một nhà hàng, một nhà nghỉ, trường tiểu học và một trung tâm cộng đồng. Bưu phẩm và thư từ được gửi đến 3 ngày/ lần cho bưu điện duy nhất.

Theo Sinead, tất cả các nhà trong thị trấn đều chung một địa chỉ bưu điện chung và họ phải chia tủ khóa để nhận hàng. Do tình trạng thiếu ánh sáng liên tục vào mùa đông, cư dân cũng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D và trầm cảm theo mùa.

Tất nhiên, các dịch vụ và cơ quan thiết yếu vẫn tồn tại ở khu vực này, cô cho hay Beaver Creek cũng có lực lượng cảnh sát và một sân bay nhỏ.

Do bệnh viện gần nhất cũng cách xa hơn 500km, những trường hợp cấp cứu y tế đặc biệt sẽ được vận chuyển bằng trực thăng. Với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc không khẩn cấp, cư dân có thể đến khám tại trạm xá địa phương với một vài bác sĩ và y tá túc trực.

Tuy nhiên, dù thiếu thốn đủ bề, Sinead vẫn coi Beaver Creek là nhà và rất yêu vẻ đẹp tự nhiên của nó.

Thị trấn hẻo lánh nhất Canada: Đi chợ mất tới 2 ngày, mùa đông chìm trong bóng tối, không nhà nào có địa chỉ - Ảnh 8.