Đột quỵ hay xảy ra vào sáng sớm: Dừng ngay thói quen này để chặn đứng nguy cơ
Bác sĩ Phương khuyên, sau khi tỉnh giấc mọi người nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường.
- Cuộc sống của tỷ phú Hoàng Kiều trong căn biệt phủ triệu đô ở Mỹ: View xa hoa đậm chất thượng lưu, thú vui làm thơ về mĩ nhân ở tuổi xế chiều
- Thủ khoa đại học sau 32 năm giờ sống khó khăn, làm bảo vệ lương 6,6tr/tháng nhưng không đổi việc
- 3 lần đậu trường đại học danh tiếng, cuộc sống của chàng trai này vẫn chỉ "thường thường bậc trung"
Căn bệnh trên giường xuống đất
Trường hợp của bà Nguyễn Thị Mùi – sinh năm 1954, Long Biên, Hà Nội được người nhà đưa vào bệnh viện trong tình trạng liệt, uống nước không vào, cấm khẩu.
Theo người nhà của bà Mùi, buổi sáng bà ngủ phòng riêng ở tầng hai. Con cháu dậy đi học, đi làm không thấy bà mọi người nghĩ bà dậy sớm đi chợ nên không ai để ý. Đến 8h sáng khi giúp việc lên phòng dọn dẹp phát hiện bà nằm ngã trong phòng ngủ.
May mắn, bà được đưa đến bệnh viện kịp thời, các bác sĩ sử dụng biện pháp tiêu sợi huyết nên bà Mùi được cứu sống. Sau khi được cứu, bà bị liệt bán thân và hiện vẫn đang thực hiện điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Tại trung tâm Phục Hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ sau khi cứu sống họ đều bị di chứng liệt không đi lại được, nói ngọng.
Ông Bùi Văn Hán – Thường Tín, Hà Nội đang tập đi, giọng nói ngọng khó nghe. Vợ ông kể, sáng ngủ dậy mới bước chân từ trên giường xuống đất ông đã bị choáng váng, tay chân liệt. Bà cho chồng nằm lên giường, đưa sữa không uống được nên đã gọi cháu sang đưa đi cấp cứu. May mắn đến sớn nên ông cứu được nhưng khó tránh biến chứng.
Đột quỵ có 2 thể diễn biến do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não, hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não. Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao.
Theo nghiên cứu đánh giá của các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương quân đội 108, trong số gần 4000 bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện trong vòng hai năm 2016, 2017 thì có tới hơn 62% bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào thời gian buổi sáng từ 5h đến 8h.
Hai lý do bệnh hay xảy ra
Bác sĩ Nguyễn Văn Phương - Khoa Cấp cứu – Bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết, lý do bệnh đột quỵ hay xảy ra vào buổi sáng là do thay đổi hormone và huyết áp của người bệnh. Khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hormon.
Các hormon này gây ra hai tình trạng, thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch. Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và tăng nhanh lúc thức dậy và buổi sáng.
Khi bạn thức dậy, cơ thể bạn tiết ra adrenaline và các hormon gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy. Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu như vậy sẽ trở nên cô đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.
Nguyên nhân đột quỵ do tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não
Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, làm cho cơ tim không được ổn định do chênh lệch huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch, làm cho các mảng xơ vữa này sẽ bị rách ra, vỡ, bong, lúc này chúng sẽ kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não gây đột quỵ thiếu máu não cấp.
Cũng theo bác sĩ Phương, lý do thứ 2 liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc ngủ dậy. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu, nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể…
Sự hoạt động của NO có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nó còn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ, tiểu đường…
Quá trình tiêu thụ NO vào ban đêm là lớn nhất nên khi sáng sớm thức dậy cơ thể con người thường thiếu NO nên cũng dẫn đến nguyên nhân bị đột quỵ vào sáng sớm.
Bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể dự phòng bởi các yếu tố nguy cơ là điều then chốt cho việc dự phòng đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm: tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim, hút thuốc lá,…
Dấu hiệu của cơn đột quỵ sắp đến là nhức đầu dữ dội, đột ngột, chóng mặt, ù tai, choáng váng.
Chân tay tê liệt, cầm đồ không chắc, chân đi không vững, nhặt vật dụng khó khan. Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì.
Bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người. Xuất hiện những "khoảng vắng": thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
Đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian. Cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần.
Để phòng đột quỵ lúc sáng sớm bác sĩ Phương khuyên, sau khi tỉnh giấc mọi người nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường.
Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác "khởi động", nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn mỗi sang
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.
theo Trí Thức Trẻ