Cá cúng Ông Công Ông Táo có cần phải là cá thật, dùng cá giả có sao không?
Có nhất thiết cần sử dụng cá thật để cúng ngày Ông Công Ông Táo?
Giải đáp cho băn khoăn: "Có nhất thiết cần sử dụng cá thật để cúng ngày Ông Công Ông Táo?"
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, dù là cá chép thật hay cá chép giả đều có thể dùng để cúng Ông Công Ông Táo. Việc chọn loại cá nào còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cũng như điều kiện, nhu cầu, sở thích của từng gia đình.
Dân gian quan niệm, cá hay cá chép chính là phương tiện để các vị thần cai quản căn bếp nói riêng hay ngôi nhà nói chung của gia đình, sử dụng để bay lên trời. Từ đó có thể 'tâu bẩm' với thiên đình những thành tựu, việc làm mà gia chủ đã thực hiện được trong suốt 1 năm qua.
Vì vậy chỉ cần mâm cúng ngày Ông Công Ông Táo có cá chép là được. Trước kia, việc mua cá thật rất được ưa chuộng. Chúng thường là những chú cá chép vàng, khi cúng được đặt nguyên trong bát nước. Sau khi cúng xong, cá sẽ được đem đi phóng sinh tại ao, hồ hay sông nước sạch gần nhà.
Hiện nay, bên cạnh cá thật, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức đi mua cá thật cho gia chủ, đã xuất hiện nhiều loại cá giả khác như cá làm bằng giấy, cá được tạo hình từ các loại xôi, thạch rau câu hay cả các loại bánh. Các loại cá này hoàn toàn phù hợp để bày trong mâm cúng Ông Công Ông Táo thay cho cá thật.
Tuy nhiên, dù là cá giả hay cá thật, đều có một nguyên tắc chung về số lượng cá. Cụ thể, theo câu chuyện về được dân gian truyền miệng từ xưa, Ông Công Ông Táo bao gồm 2 ông, 1 bà. Vì vậy, số cá cúng lý tưởng nhất là 3 con. Nếu không có thể là 1 con cá - mang ý nghĩa là 2 ông 1 bà sẽ 'ngồi chung'.
Một số lưu ý nếu gia đình chọn cá thật cúng Ông Công Ông Táo
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn cá thật hay cả giả để cúng Ông Công Ông Táo còn tuỳ vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Song, nếu gia chủ vẫn muốn mua và chọn cá thật, cần ghi nhớ một số lưu ý như sau.
- Khi mua cá, tốt nhất nên chọn những chú cá có ngoại hình màu đỏ cam đậm, khoẻ mạnh
- Không nhất thiết phải chọn những chú cá to nhất
- Cá có ngoại hình đẹp là khi thân cá không trầy xước, vảy cá còn nguyên vẹn
- Giờ thả cá lý tưởng nhất là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp
- Khi thả cá sau khi cúng xong, tuyệt đối không được vứt cả túi nilon chứa cá xuống ao, hồ, sông bởi sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Đồng thời cá có thể không thể tự thoát khỏi túi nilon để bơi ra ngoài được
- Không hất mạnh cá từ trên xuống bởi có thể khiến cá va đập với mặt nước, khiến cá bị dập bụng
- Hãy thả cá từ từ, nhẹ nhàng bằng cách nghiêng miệng túi, miệng bát hoặc thau xuống mặt nước để cá tự bơi ra
Mâm cúng ông Công ông Táo năm 2024 đầy đủ nhất
Mâm cỗ cúng ông Táo theo truyền thống của người Bắc sẽ có những món cơ bản sau:
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
1 con gà trống luộc được tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay thế bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông
1 đĩa xôi gấc
1 đĩa chè kho
Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép là phương tiện để ông Táo lên trời.
Nếu là cá chép sống, sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh.
Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm, khoảng thời gian từ 20h đến 23h ngày 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm đã không còn nấu nướng để tránh làm phiền các Táo.
Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... kèm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen. Ở miền Nam, người dân không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.
Người miền Trung cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp và rất coi trọng ngày lễ này.
Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ, vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác. Ngoài các món cơ bản, trong mâm cơm cũng phải có cá ngừ hay cá thu