Tỷ lệ 6:4 đang kết liễu sự phát triển ngành nail Việt ở Mỹ, tiền lời chủ tiệm nail kiếm được từ mỗi người thợ theo tỷ lệ 6:4 mà thợ nail chưa biết
Không biết từ bao giờ tỉ lệ 6 – 4 đã tồn tại thành quy tắc ngầm bất di, bất dịch trong ngành nail.
- Ngọc Quyên: Tuổi thơ dữ dội, từ bỏ hào quang showbiz , sống với tin đồn “tham tiền, thẻ xanh”, “bỏ cha mẹ, quê hương”, để 4 năm sau sang Mỹ vỡ vụn vì sóng gió hôn nhân
- Người đàn ông Mỹ nghiện tóp mỡ, từ chối lương cao để sống ở Việt Nam
- Tỷ phú Hoàng Kiều vừa vỡ nợ, con dâu thứ lên tiếng tiết lộ cuộc sống thực sự khi làm dâu hào môn
Không biết từ bao giờ tỉ lệ 6 – 4 đã tồn tại thành quy tắc ngầm bất di, bất dịch trong ngành nail. Với tỉ lệ này người lao động được hưởng tới 60% income do mình làm ra. Còn chủ tiệm nail, người quản lý, điều hành được hưởng 4 phần để lo cho tất cả các vấn đề như: nail supply, rent, tax, electric, cable bill, license, insurance và hàng trăm thứ tiền khác….
Tuy nhiên, như một chuyện thường tình của cuộc sống. You can be right, or you can be rich? Trước tình trạng tiền supply, tiền rent, mức sinh hoạt đang dần leo thang. Tỉ lệ 6-4 đang dần lộ những yếu điểm của nó, đọng thành 1 nút thắt cổ chai, kìm hãm hay thậm chí kết liễu luôn sự phát triển của ngành nail.
Ảnh minh họa: Freepik
Cơ sở vật chất xuống cấp
Rõ ràng là nothing lasts forever. Tiệm nail cũng vậy, trung bình cứ 5 năm là phải đại tu 1 lần. Tiệm nào khá lắm thì 7-10 năm nhưng chắc chắn thời gian để càng lâu thì chi phí remodel sẽ càng lớn hơn bởi sẽ có thêm nhiều thứ cũ, lỗi mốt cần phải thay thế. Những bộ sofa bền nhất cũng không thể trụ đến 10 năm.
Chi phí trung bình để remodel lại tiệm nail nhẹ thì 20-30 ngàn, lớn thì có thể lên tới 80 đến 100 ngàn Mỹ kim. Nghĩa là sau 5-10 năm, nếu chủ tiệm nail không có dư từ vài % lãi ít ỏi kia để lo khoản tiền trên thì nguy cơ đóng cửa hay sang nhượng lại tiệm là điều hiển nhiên.
Miếng bánh thị phần bị xé lẻ
Nail rõ ràng là 1 ngành công nghiệp làm đẹp hái ra tiền. Với bằng chứng là chuỗi tiệm Regal Nails cũng có doanh thu hàng năm xấp xỉ tới nửa tỉ đô. Mà nghề này lại chỉ có người Việt Nam là làm được, không yêu cầu bằng cấp. Miếng bánh này không những to, mà lại còn ngon nữa.
Nhưng của không ngon (đây còn là của ngon), đông con cũng hết. Với việc có tới hơn 100 tiệm nail mở ra mỗi ngày, miếng bánh đang càng ngày bị xé ra thành từng mẩu vụn tí hon.
Điều này khiến việc có 1 chỗ đứng trong lòng khách hàng đã khó. Chứ đừng nói đến việc có thể đầu tư, sinh lời, rồi cạnh tranh với các ông lớn khác. Đôi khi chỉ để nắm thị phần ở uptown nho nhỏ thôi cũng khiến chủ tiệm nail chi bộn tiền marketing. Tóm lại thì việc làm chủ tiệm nail bây giờ cũng chỉ là 1 kế sinh nhai. Chứ không còn là "rất gì và này nọ" như thập kỷ trước.
Không có ngân quỹ khuyến mại, giảm giá, điều phối khách hàng
Tỉ lệ lãi quá sát khiến chủ tiệm nail không thể có các chương trình giảm giá, khuyến mại như summer sale, loyalty discount hay happy hours… Và nếu không có các chương trình ưu đãi như vậy, làm sao bạn có thể điều phối khách hàng để tối ưu hóa lợi nhuận?
Ví dụ như chương trình happy hour discount thường được dùng để lôi kéo khách hàng vào những giờ thấp điểm của ngày thấp điểm. Thường là 9am-2pm, from Mon to Thur. Nếu không có chương trình này, làm sao bạn có thể điều phối được lượng khách hàng hợp lý, tránh tình trạng khách đổ dồn vào những ngày cao điểm, khiến tiệm bạn không phục vụ được. Từ đó dẫn đến việc doanh thu sẽ bị rơi rớt, mất khách.
Có nguy cơ vướng vào các vấn đề pháp lý
Hiện nay rất nhiều chủ tiệm nail đang bất chấp các rủi ro về pháp lý khi trả lương cho thợ (cái này ai làm nghề cũng hiểu). Bởi thợ bây giờ quá thiếu, khiến nhiều chủ tiệm bất chấp là check hay cash. Chỉ cần có thợ là được rồi.
Nhưng những hành động kiểu như trên dĩ nhiên sẽ khiến việc thuế khóa của nail salon không thể ngay ngắn. Chỉ vì vài % "lách" cho thợ mà nhiều chủ tiệm nail lúc nào cũng có nguy cơ bị phạt bởi sở thuế.
Không thể nâng cấp trang thiết bị
Vấn đề thứ nhất là nail supply. Giá nail supply đang tỉ lệ thuận với độ nóng của cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Vậy nên, nếu vẫn giữ giá dịch vụ cũ, nhiều khả năng các chủ tiệm nail sẽ phải tìm mua các loại nail supply ở phân khúc thấp hơn. Bởi lãi đã là quá sát, các chủ tiệm nail khó có thể gồng gánh thêm nữa.
Hai là không có tiền thì không thể trang bị các tiện ích như găng tay tiệt trùng, hay đảm bảo các vấn đề vệ sinh. Thậm chí cả hệ thống Ventilation cũng khó có thể đầu tư/nâng cấp theo đúng quy định. Mà kể cả có Ventilation, nhiều tiệm nail cũng có chỉ để đối phó. Bởi khi dùng sẽ hút luôn không khí lạnh ra ngoài, gây tốn điện.
Chủ còn phải làm nhiều hơn thợ
Chính bởi tất cả những điều trên đã khiến rất nhiều chủ tiệm phải xắn tay áo vào làm nail. Vừa làm nail, vừa quản lý tiệm khiến người chủ rất dễ bị căng thẳng cục bộ, stress. Rất nhiều người tự hỏi tại sao lắm lúc chủ "go crazy". La rầy từ nhân viên tới khách hàng. Âu cũng là do họ không hiểu những áp lực mà chủ tiệm đang trải qua.
Kết luận
Tỉ lệ 6-4 hiện vẫn đang là điểm nhức nhối trong sự phát triển của ngành nail. Thậm chí nhiều chủ tiệm nail, vì cơn túng quẫn khi thiếu thợ đã sẵn sàng trả tỉ lệ tới 7-3. Mà theo kinh nghiệm của tác giả, việc này không khác gì tự giết chết đứa con tinh thần của mình.
Rất nhiều thợ nail không hiểu rằng, sau khi trừ chi phí, chủ tiệm thu ít hơn thợ. Mà áp lực công việc và trách nhiệm lại lớn hơn rất nhiều. Thị trường thì có hạn, trong khi các tiệm nail đua nhau mở ra. Vậy nên để cứu lấy ngành nail, các thợ nail nên hiểu và thông cảm cho chủ.
Các chủ tiệm nail cũng cần phải tự nhìn lại mình. Đừng dùng đồng tiền để lôi kéo con người, đừng chiều hư thợ nữa. Thay vào đó hãy improve yourself, improve tiệm nail của bạn. Hãy sử dụng tốt các nguồn lực trong tay để thu hút khách. Và giữ chân thợ bằng cái tâm, cái tầm của mình. Đừng lấy con dao 2 lưỡi mang tên "tỉ lệ cao" để mê hoặc thợ. Vì không sớm thì muộn, lưỡi của nó cũng kề sát cổ bạn giống như bao tiệm nail đang im lặng đóng cửa hay sống lay lắt qua ngày xứ cờ hoa này.