Nghịch lý một loại hải sản giá 650.000 đồng/kg, người Mỹ “không có để ăn” nhưng một quốc gia châu Âu lại khốn đốn vì phải tiêu huỷ hàng chục tấn/ngày
Vì là loài ngoại lai, nhu cầu tiêu thụ loại hải sản này không nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Nhưng việc “giải cứu” cũng không hề dễ dàng.
- Ngọc Quyên: Tuổi thơ dữ dội, từ bỏ hào quang showbiz , sống với tin đồn “tham tiền, thẻ xanh”, “bỏ cha mẹ, quê hương”, để 4 năm sau sang Mỹ vỡ vụn vì sóng gió hôn nhân
- Chia sẻ từ 1 Việt Kiều đang sống và làm việc ở Mỹ: Phải thật giàu hoặc thật nghèo, ở giữa là hết
- Gia đình tôi hài lòng sau 8 năm bỏ Nhật về Việt Nam sống
Một loài cua đến từ tây Đại Tây Dương đang đe doạ vị thế nhà sản xuất ngao hàng đầu thế giới của Italy. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến một trong những món mì ống nổi tiếng của nước này.
Cua xanh đang xuất hiện nhiều một cách bất thường tại các đầm phá ở Italy. Chúng săn các loại ngao, vẹm, trứng cá và các thuỷ sinh địa phương khác.
Các trang trại nuôi ngao ở đồng bằng sông Po, miền bắc Italy, bị ảnh hưởng nặng nề. Một nhà sinh học địa phương trả lời hãng tin Reuters rằng cua đã ăn tới 90% ngao non, làm giảm sản lượng thu hoạch trong tương lai.
Ngư dân Emanuele Rossetti cho biết: “Cá con gần như đã bị ăn sạch. Chắc chắn chúng ta sẽ có một cuộc khủng hoảng rất lớn và thị trường bị thiếu hụt vào năm tới”.
Theo dữ liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc từ năm 2021, Italy là nhà sản xuất ngao lớn nhất châu Âu và lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Quốc gia này cũng là quê hương của món "spaghetti alle vongole" (mì Ý với ngao), một món ăn truyền thống của ẩm thực Ý.
Chuyên gia Sasa Raicevich về nguồn lợi thuỷ sản biển của Viện Nghiên cứu và Bảo vệ Môi trường Italy (ISPRA) cho biết, những con cua xanh đến Ý nhờ sống trong nước đọng dưới đáy các con tàu.
Những con cua xanh đầu tiên tại Italy được phát hiện cách đây khoảng một thập kỷ, nhưng chưa rõ nguyên nhân gì khiến chúng nhân lên với tốc độ chóng mặt như vậy. Vị chuyên gia cho rằng chúng có mối liên hệ với biến đổi khí hậu. Nhưng vẫn chưa đủ bằng chứng khẳng định chắc chắn điều đó.
Ngư dân ở các khu vực bị ảnh hưởng được khuyến cáo bắt càng nhiều cua xanh càng tốt để hạn chế số lượng của chúng. Nhưng ở đồng bằng sông Po, nỗ lực đó không thay đổi được gì nhiều.
Ngư dân Rossetti chia sẻ rằng mỗi ngày họ bắt được đến 12 tấn cua xanh mà vẫn không thấy quần thể này giảm sút. Số lượng cua bắt đầu vượt tầm kiểm soát kể từ tháng 5. Họ bắt đầu cảm thấy chán nản.
Chỉ một lượng nhỏ cua xanh được bán cho người tiêu dùng, vì chúng là loài lạ nên nhu cầu không nhiều. Phần lớn chúng được đem đi tiêu huỷ và số còn lại được làm thức ăn chăn nuôi.
Mới đây, tổ chức Coldiretti cho biết "cuộc xâm lược" của loài cua đang biến thành một "thiên tai" đe dọa sự sống còn của 3.000 doanh nghiệp gia đình ở đồng bằng sông Po.
Nhà nghiên cứu Raicevich cho biết thiệt hại về mặt sinh thái và kinh tế rất nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo không có khả năng tiêu diệt hoàn toàn loài cua xanh.
Trong khi đó, Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu cua xanh trầm trọng. Số lượng cua xanh ở Vịnh Chesapeake ở Mỹ đã ghi nhận mức thấp kỷ lục khiến giá cả tăng vọt. Tổng số lượng cua đã giảm từ 405 triệu con vào năm 2020 xuống còn 282 triệu con vào năm 2021 và chỉ còn 101 triệu con vào năm 2022.
Một vài tờ báo tại Mỹ đã đề cập đến việc giải cứu người dân Vịnh Chesapeake bằng việc nhập khẩu số lượng lớn cua xanh từ Itlay. Nhưng tiếc rằng đó là một việc không đơn giản, vì nguy cơ mang theo bệnh tật hoặc các loài ngoại lai mới.
Tại Việt Nam, cua biển xanh cũng là một loại hải sản phổ biến trong bữa ăn với mức giá không hề rẻ. Tuỳ theo từng loại mà cua biển xanh có giá dao động từ 400.000 – 650.000 đồng/kg.
Giám đốc điều hành Allison Colden tại Chesapeake Bay Foundation nói rằng điều duy nhất có thể làm là khuyến khích người Ý làm quen với hương vị tuyệt vời của cua xanh, vì nhiều nơi khác đang không có để thưởng thức.