Dùng 1 tờ giấy A4 đặt vào tủ lạnh theo cách này, tiết kiệm được cả triệu tiền điện
Để kiểm tra tình trạng của tủ lạnh, chị em chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy A4 và làm theo mẹo đơn giản sau.
Nhiều mẹ cứ ngỡ chỉ cần xếp đồ trong tủ hợp lý, chăm bảo trì định kỳ là xong mà đâu biết việc kiểm tra cửa tủ lạnh cũng quan trọng không kém.
Các chị nên biết rằng nếu miếng đệm cao su bị lỏng hay không còn khả năng hút bám, có thể khiến tủ lạnh không được đóng chặt, gây hiện tượng rò rỉ khí lạnh ra ngoài rất tốn tiền điện, còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Hãy thường xuyên kiểm tra cánh cửa tủ lạnh và phần đệm cao su để tránh tình trạng đóng không kín, "rò rỉ" khí lạnh hoặc không khí bên ngoài vào tủ.
Để kiểm tra tình trạng của tủ lạnh, chị em chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy A4 và làm theo mẹo đơn giản sau, đảm bảo sẽ “bắt bệnh” được ngay cho chiếc tủ lạnh nhà mình.
Cách thực hiện: Hãy sử dụng 1 tờ giấy A4, kẹp vào cửa tủ lạnh rồi đóng cửa tủ lại. Sau đó thử rút tờ giấy ra từ từ, nếu nó trượt ra một cách dễ dàng, nghĩa là phần cao su ở cánh cửa tủ đã có vấn đề, bị cong, bong ra hoặc rách. Lúc này sẽ vô tình làm giảm hiệu suất làm mát của tủ và các chị cần nhanh chóng thay thế chúng.
Ngoài ra, các chị đừng quên một số cách dưới đây để giúp tủ lạnh nhà mình tiết kiệm tối đa tiền điện nhất có thể nhé
Đựng thực phẩm bằng vật dụng bằng thủy tinh hoặc sứ
Các hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh và sứ sẽ giúp duy trì hơi lạnh trong tủ tốt hơn, vừa giúp thức ăn được đảm bảo chất lượng vừa giúp tủ lạnh nhà bạn sử dụng tiết kiệm điện. Vì vậy, các bạn có thể sử dụng chén đĩa bằng sứ hay thủy tinh để trữ thực phẩm. Sắp xếp thực phẩm vừa đủ đầy để hơi lạnh được trao đổi qua lại tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm đáng kể tiền điện mỗi tháng.
Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh
Thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tủ lạnh, khiến máy nén hoạt động với công suất cao để cân bằng nhiệt độ cho tủ. Nếu như bạn thường xuyên đặt thức ăn nóng vào trong, tủ lạnh cũng sẽ bị giảm tuổi thọ do phải khởi động mô-tơ để làm lạnh nhanh cho tủ nhiều lần.
Tắt tính năng làm đá tự động khi cần thiết
Một số tủ lạnh sẽ có tính năng làm đá tự động giúp bạn nhanh chóng có các viên đá lạnh để sử dụng. Tuy nhiên để tiết kiệm điện hơn, bạn có thể tắt tính năng này đi khi không có nhu cầu sử dụng và thay thế bằng cách làm đông đá truyền thống trên ngăn đông.
Hạn chế mở tủ lạnh quá lâu
Mở cửa tủ lạnh dù một chút, nhiệt độ của thực phẩm và nhiệt độ bên trong tủ lạnh sẽ tăng, máy nén lúc này phải vận hành để làm giảm nhiệt độ lần nữa. Vì thế, đóng – mở cửa liên tục sẽ làm cho tủ lạnh phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục, tiêu tốn điện năng nhiều.
Không đặt “quá tải” thực phẩm trong tủ lạnh
Khi để thực phẩm chứa vừa đầy bên trong tủ lạnh, chúng ta vô tình làm cân bằng nhiệt độ bên trong tủ lạnh bởi thực phẩm lạnh sẽ tự làm lạnh qua lại cho nhau.
Tuy nhiên, chị em hãy nhớ rằng cần sắp xếp thực phẩm hợp lý tránh mất an toàn vệ sinh thực phẩm, lây mùi chéo nhau, hoặc ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động trong tủ. Nếu trong tủ lạnh có nhiều khoảng trống, các chị có thể đặt thêm những bình nước đá lạnh hoặc túi đá bên trong.
Vệ sinh tủ lạnh và dàn ngưng thường xuyên
Các bạn nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, khoảng 2 - 3 tháng/lần để tránh phát sinh vi khuẩn. Ngoài ra, việc này còn giúp các bạn hạn chế được việc bụi bẩn bám vào các lỗ cung cấp khí lạnh khiến máy nén phải hoạt nhiều hơn để cung cấp đủ nhiệt độ, làm hao phí điện năng của gia đình.
Dàn ngưng có nhiệm vụ tản nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn ngưng bị bẩn có thể dẫn đến việc tản nhiệt kém hiệu quả khiến cho việc sử dụng tủ lạnh hao phí điện năng hơn. Bạn cần tiến hành vệ sinh dàn ngưng thường xuyên, ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm một lần.
Đồng thời, bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.
Đảm bảo nhiệt độ hợp lý
Bên trong tủ lạnh, nếu nhiệt độ quá ấm thì thực phẩm sẽ nhanh chóng mất độ tươi. Còn nếu nhiệt độ quá lạnh thì thực phẩm có thể bị hỏng.
Vì vậy, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp để tủ lạnh sử dụng điện năng hợp lý.
Chuyên gia khuyên:
Nhiệt độ ngăn lạnh: 37 độ F – 40 độ F (tương đương 2 độ C – 4 độ C)
Nhiệt độ ngăn đông: 5 độ F (~-15 độ C)
Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên
Cửa tủ lạnh - mặt cửa phía bên trong, thường được gắn lớp viền đệm, giúp cho nhiệt độ bên trong tủ lạnh không bị rò rỉ ra bên ngoài khi đóng cửa.
Nếu đệm cửa bị cong hoặc rách, thì hơi khí lạnh (bên trong tủ) sẽ thoát ra bên ngoài. Cùng lúc đó, không khí ở nhiệt độ phòng (bên ngoài tủ) dễ dàng len lỏi vào bên trong tủ. Vì thế, tủ lạnh sẽ phải sử dụng năng lượng nhiều hơn để điều hòa nhiệt độ lại.
Do đó, khi phát hiện đệm cửa tủ có vấn đề, bạn hãy nhanh chóng thay thế chúng!